Loading Loading

30 NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG GIA ĐÌNH BỐ MẸ CẦN NHỚ

30 NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG GIA ĐÌNH BỐ MẸ CẦN NHỚ

Có rất nhiều mối nguy hại trong chính gia đình mà nếu không chú ý rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho con của bạn. Vì vậy, để phòng tránh tai nạn cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những nguyên tắc an toàn sau nhé.

NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG KHÁCH

1. Bọc mép bàn và những góc nhọn trong phòng khách, nhằm hạn chế nguy cơ trẻ ngã va đầu vào những góc "chết".

2. Ngăn kéo và ngăn tủ cần có chốt chặn an toàn sẽ giảm nguy cơ trẻ bị kẹp tay khi bố mẹ không để mắt đến.

3. Không đặt đồ vật sắc bén như dao, kéo trên bàn, bởi trẻ có thể làm chính mình bị thương với bản tính tò mò.

4. Xác định chiều cao của trẻ với ổ cắm điện và cần có biện pháp che đậy ổ cắm điện.

5. Kiểm tra liệu chân tủ có vững chắc hoặc mép tủ có cố định vào tường hay không, bởi khi trẻ mở ngăn kéo có thể bất cẩn khiến tủ đổ ập vào người trẻ.

6. Kiểm tra kệ ti vi có bắt vít cố định hay dựa sát vào tường hay không, nếu kệ ti vi có chân đế không vững có thể trở thành hiểm họa đối với trẻ.

Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) thống kê, cứ 24 phút trôi qua sẽ có trẻ bị thương liên quan đến vật dụng trong gia đình, cứ 2 tuần trôi qua sẽ có trẻ tử vong liên quan đến vật dụng trong gia đình hoặc ti vi đổ ập vào người.

7. Những đồ vật nhỏ như pin, nam châm, nắp bút bi, khóa kéo nên đặt nơi xa tầm tay trẻ nhỏ, nhằm tránh trường hợp trẻ tự ý nuốt và bị nghẹn.

8. Chân và đầu cầu thang cần lắp cửa bảo hộ dành cho trẻ, tránh trường hợp trẻ nhỏ tự ý leo cầu thang và bị ngã.

9. Không kê ghế sofa ngay sát cửa sổ, cửa sổ cần có song chắn hoặc lan can bảo vệ, tránh trường hợp trẻ nghịch ngợm nhảy trên ghế sofa và xảy ra sự cố đáng tiếc.

10. Cố định màn rèm, tránh trường hợp trẻ nhỏ trượt ngã khi giẫm chân vào màn rèm.

 NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG NHÀ BẾP

11. Những đồ vật sắc bén trong nhà bếp nên đặt cố định trong ngăn kéo, vật dụng thủy tinh nên đặt xa tầm tay trẻ nhỏ.

12. Kiểm tra van khóa bếp và chắc chắn trẻ không được tự ý mở bếp khi không có người lớn bên cạnh.

13. Hạn chế dán sticker trang trí trong nhà bếp hoặc dán ở nơi trẻ không thể với tới.

14. Ghế cho trẻ ngồi ăn cần có điểm tựa hoặc đai an toàn.

15. Khay thức ăn cho trẻ cần có đế hút hỗ trợ, tránh trường hợp trẻ làm đổ và bỏng thức ăn.

NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG NGỦ

16. Trẻ khoảng 1 tuổi không nên nằm gối, tránh trường hợp trẻ bị ngạt khi trở mình, gối định hình cũng không nên dùng.

17. Cũi và giường của trẻ hạn chế xếp nhiều thú nhồi bông, chăn hoặc vật dụng mềm mại.

Nghiên cứu cho thấy, cho trẻ sử dụng gối hoặc chăn, gia tăng nguy cơ đột tử gấp 5 lần.

Nếu trẻ nằm sấp và ngủ say với gối hoặc chăn, nguy cơ đột tử sẽ tăng 21 lần.

18. Không nên cho trẻ ngủ với gối chèn, gối kê, nếu trẻ không ngủ với bố mẹ, không nhất thiết phải sử dụng gối chèn, gối kê.

Năm 2007, Tập san uy tín The Journal of Pediatrics đã tiến hành nghiên cứu và phân tích, có 27 trường hợp trẻ sử dụng gối chèn, gối kê dẫn đến tử vong:

- 11 trường hợp trẻ tử vong do mặt trẻ dựa sát gối chèn, gối kê dẫn đến ngạt thở.

- 13 trường hợp trẻ tử vong do bị kẹp giữa gối chèn, gối kê với giường.

Năm 2015, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), đã đưa ra kim chỉ nam bảo đảm chất lượng ngủ an toàn của trẻ, kêu gọi bố mẹ dừng cho trẻ sử dụng gối chèn, gối kê khi ngủ.

19. Không nên cho trẻ đắp chăn dày, biện pháp an toàn là cho trẻ sử dụng túi ngủ.

NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG TẮM

20. Trong phòng tắm cần lắp thiết bị tránh rò rỉ điện.

21. Nên nhớ trải thảm chống trượt trước khi cho trẻ tắm.

22. Bảo vệ đôi mắt của trẻ, tránh cho trẻ nhìn trực diện vào đèn chiếu phòng tắm.

23. Dung dịch tẩy rửa phòng tắm nên đặt xa tầm tay của trẻ nhỏ.

24. Tuyệt đối không để trẻ một mình trong phòng tắm, cho dù trẻ nằm trong bồn tắm với mực nước thấp, nhưng nếu trẻ trở mình hoặc lật úp người sẽ rất nguy hiểm, bởi có thể bị sặc hoặc ngạt do nước.

25. Khi tắm cho trẻ, cần giữ một tay đỡ trẻ.

NGUYÊN TẮC AN TOÀN THƯỜNG NGÀY

26. Khi thay bỉm, áo quần hoặc tất cho trẻ, mẹ nên cẩn thận buộc tóc của mình, tránh trường hợp tóc của mẹ quấn vào ngón tay, ngón chân của bé hoặc những phần phụ khác khiến máu không thể lưu thông, gây hoại tử cục bộ.

27. Khi mặc áo quần cho trẻ, mẹ nên lộn trái áo quần kiểm tra bề mặt vải, sợi chỉ thừa bởi chúng có thể cọ xát vào làn da mỏng manh của trẻ khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

28. Kiểm tra cẩn thận tất và găng tay của trẻ, cắt sợi chỉ thừa để tránh quấn vào tay hoặc chân của trẻ.

29. Hạn chế cho trẻ mặc áo có mũ dây rút, bởi khi trẻ vận động có thể bị ngạt do mũ dây rút siết chặt.

30. Không nên để trẻ ở nhà một mình, trong xe hoặc bất cứ nơi đâu.

 Trên đây là những chia sẻ của chúng mình, mong là bố mẹ sẽ chú ý để tránh những tai nạn không đáng có trong gia đình nhé.

Bài viết liên quan

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Không gì khiến bố mẹ trở nên mất bình tĩnh và có hành động bạo lực là trông thấy con mình
Xem chi tiết
BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

Mẹ và bé

Thường thì các bố mẹ hay lo lắng về sức khỏe cho bé vào mùa đông hơn là mùa hè. Tuy nhiên, tr
Xem chi tiết
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ sẽ hết sau khoảng 48-72h, không cần dùng kháng sinh và có thể chăm
Xem chi tiết
0946 626 646