Loading Loading

BỐ MẸ ĐÃ BIẾT CÁC THÓI QUEN NÀO CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM CHO TRẺ NHỎ KHI NGỦ CHƯA?

BỐ MẸ ĐÃ BIẾT CÁC THÓI QUEN NÀO CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM CHO TRẺ NHỎ KHI NGỦ CHƯA?

Giấc ngủ của trẻ vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, các bé cần phải có những giấc ngủ sâu và ngon mỗi đêm. Thế nhưng, bên cạnh đó, khi ngủ bé có thể xuất hiện những thói quen xấu gây hại cho cơ thể như đổ mồ hôi trộm, ngủ ngáy, hay chảy máu mũi trong lúc ngủ... Đó rất có thể là những dấu hiệu không tốt cho sức khỏe của bé, vậy nên bố mẹ đừng chủ quan rằng đó là những dấu hiệu bình thường. Hoặc có bao giờ bố mẹ thắc mắc rằng mình đã từng mắc sai lầm nào khi ngủ với con chưa? Hãy cùng Mầm Nhỏ tìm hiểu những thói quen khi ngủ có thể gây hại cho trẻ, bố mẹ nhé!

1. PHÒNG NÀO CŨNG DÙNG LÀM PHÒNG NGỦ CỦA TRẺ

Khi mẹ mệt mỏi kiệt sức cả ngày chăm con, bé thì đang khóc vì buồn ngủ. Điều mà người mẹ mong mỏi nhất ngay lúc này là được ngủ cùng con,ngủ ngay lập tức. Chính vì thế mà có khá nhiều trường hợp bé được mẹ cho ngủ mọi nơi mọi lúc như phòng khách, ngủ trên ghế sofa, ngủ trên xe đẩy,hay thậm chí ngủ trong ô tô. Nhưng bố mẹ có biết rằng cho bé ngủ ‘’vô tội vạ’’, ngủ mọi nơi như thế ảnh hưởng không hề tốt cho các bé không. Ngủ trong môi trường xa lạ không làm dịu đi sự căng thẳng của trẻ, mà còn mất đi sự gắn kết giữa việc ngủ trong phòng với bé, nơi mà bé có được sự thoải mái thư giãn và ngủ ngon nhất. Điều này sẽ trở thành một trong những thói quen ngủ xấu của bé mà bố mẹ cần phải tránh. 

“Lần đầu tiên luôn là lần khó khăn nhất”, bố mẹ hãy cố gắng đưa trẻ trở về phòng ngủ quen thuộc của mình.Dần dần bé sẽ làm quen với căn phòng và chính không gian này sẽ khiến bé cảm thấy thân thuộc, và đem lại cho bé sự an toàn thoải mái nhất trong giấc ngủ. 

2. THAY ĐỔI LỊCH TRÌNH NGỦ MỖI NGÀY CỦA TRẺ

Các em bé cũng cần phải có lịch trình ngủ phù hợp như người lớn. Khi bé đã có thời gian ngủ đúng như lịch trình, bé sẽ tự cảm thấy buồn ngủ mà không cần bố mẹ phải ru. Nhưng hầu hết bố mẹ đều không có sự thống nhất,nhất quán trong lịch trình ngủ của trẻ.Ví dụ như khi bé đang chơi đùa thì bố mẹ lại đưa bé đi ngủ, hay trẻ đang rất cần ngủ mệt mỏi rồi thì lại để trẻ thức khuya hoạt động.

Bố mẹ có thể thay đổi lịch trình ngủ của trẻ,nhưng hạn chế thay đổi càng ít càng tốt, sao cho linh hoạt với nếp sinh hoạt cũng như sự thích nghi của trẻ, miễn sao đảm bảo bé luôn có những giấc ngủ chất lượng và tốt nhất! 

3. BỎ QUA NHỮNG THÓI QUEN NGỦ CỦA TRẺ

Vì sao trẻ nhỏ cần có thói quen trước khi ngủ? Hóa ra thói quen ngủ tốt cho bé rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển nói chung! Thực hiện hàng ngày các thói quen trước khi đi ngủ giúp bé bình tĩnh và thư giãn,giúp mọi việc trở nên dễ dàng suôn sẻ hơn và giúp cả bản thân người mẹ về lâu dài. 

Hàng ngày trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể tạo cho bé các dấu hiệu như tắm cho trẻ bằng nước ấm, bật những bản nhạc phù hợp khi ngủ, vặn nhỏ đèn để bé hiểu rằng “Mình cùng nhau làm những việc này rồi con sẽ ngủ thật ngon nhé!”. Dần dần bé sẽ làm quen được với những thói quen trước khi ngủ và sẽ khiến giấc ngủ của bé chất lượng hơn. Nếu bố me bỏ qua điều này sẽ khiến trẻ trở nên bồn chồn lo lắng và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé suốt đêm.

4. BỐ MẸ BỎ LỠ NHỮNG DẤU HIỆU BUỒN NGỦ CỦA TRẺ

Trẻ khác với người lớn theo nhiều cách, cả về thời gian ngủ và thói quen ngủ. Khi cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi, trẻ sẽ phát một số tín hiệu mà bố mẹ cần theo dõi như dụi mắt, ngáp,khóc hoặc bồn chồn mà không có lý do rõ ràng. Nếu trẻ đã phát những tín hiệu này cho bố mẹ mà bố mẹ bỏ lỡ, thì giấc ngủ tự nhiên sinh lý của bé sẽ trôi qua và cơ thể của trẻ sẽ tự động tiết ra 1 loại hormone tên là Cortisol - hormone này liên quan đến sự căng thẳng. Điều đó sẽ khiến trẻ ngủ mệt mỏi, cáu gắt và ngủ khó hơn rất nhiều!

5. KÍCH THƯỚC GIƯỜNG KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ

Không thể phủ nhận rằng, bé lớn lên rất nhanh mỗi ngày. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, bố mẹ sử dụng một chiếc giường cho người lớn rồi để bé ngủ trên đó, vì bố mẹ thường có suy nghĩ cứ mua dài rộng ra, con lớn lên nằm sẽ thấy thoải mái, không gò bó,”vì đằng nào cũng lớn!”. Điều đó là sai hoàn toàn đặc biệt đối với những trẻ đang trong giai đoạn tập bò, một chiếc giường có kích lớn vô cùng nguy hiểm với bé. Bé sẽ dễ dàng trườn, lật và ngã từ trên giường xuống,sẽ gây chấn thương cho bé. Vậy kích cỡ giường thế nào là phù hợp với trẻ? Các bậc phụ huynh hãy đảm bảo rằng, trẻ đã biết đi và từ 2 tuổi trở lên thì việc nằm trên giường có kích cỡ lớn hơn là hoàn toàn phù hợp. Còn dưới 2 tuổi, trẻ cần phải nằm trong cũi để đảm bảo sự an toàn cũng như chất lượng giấc ngủ cho trẻ,bố mẹ nhé!

6. TRẺ THỨC KHUYA NHƯNG LẠI DẬY SỚM

Thức khuya sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Điều này sẽ làm rối loạn nhịp sinh học bên trong cơ thể bé và điều đó sẽ khiến bé có giấc ngủ không sâu giấc,ngoài ra còn rất ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của cả gia đình. Khi phải thức quá lâu, bé sẽ trở nên mệt mỏi. Hệ quả là trẻ sẽ mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ và thường thức dậy nhiều lần hơn.Nếu bé đánh thức cả nhà vào nửa đêm về sáng, bố mẹ hãy cố gắng đưa trẻ đi ngủ sớm hơn một tiếng. Khi bé đi ngủ muộn, sáng hôm sau bé dậy sẽ mệt mỏi và cáu gắt. Đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ biết giờ nào cần phải thức dậy vào buổi sáng, vì thế bố mẹ hãy giúp trẻ đi ngủ đúng giờ nhé.

7. TRẺ CHỈ NGỦ KHI CÓ BỐ MẸ NGỦ CÙNG

Nhiều trường hợp bé không thể tự ngủ, mẹ liền nằm cùng với bé, cho bé ti để bé ngủ.Hay bố cố gắng bế bé trên tay thì bé ngủ nhưng vừa đặt bé xuống giường thì bé lại thức giấc. Điều này vô tình đã tạo thói quen khi ngủ không tốt cho bé, vừa khiến bố mẹ mệt mỏi, lại khiến cho trẻ phụ thuộc vào mình. 

Giải pháp Mầm Nhỏ đưa ra khá đơn giản, bố mẹ hãy áp dụng theo nhé. Hãy ở cạnh bên trẻ, khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, hay ở bên dỗ dành, vỗ về, tuyệt đối không bế trẻ lên, trẻ sẽ quen với điều đó.Việc này sẽ khiến trẻ tự đi ngủ dễ dàng hơn, và yên tâm khi thấy bố mẹ ở ngay bên cạnh mình. Và bố mẹ hãy có niềm tin rằng, bé buồn ngủ chắc chắn bé sẽ phải ngủ thôi! Rồi mọi chuyện sẽ ổn.

8. TRẺ PHỤ THUỘC VỚI VIỆC RU NGỦ CỦA MẸ

Làm thế nào để giúp bé ngủ dễ hơn. Hầu hết mỗi bà mẹ khi ru con ngủ đều bế ẵm, đung đưa, gãi lưng, xoa đầu thậm chí nằm võng nuôi con. Mặc dù đó là những giải pháp hỗ trợ việc ru bé ngủ tốt hơn nhưng về lâu về dài sẽ khiến bé trở nên lệ thuộc. Trẻ sẽ không học cách tự ngủ và biết cách tự ngủ nếu không có những hành động đó của bố mẹ.

Mỗi bé khi lớn lên sẽ có những kiểu cách ngủ riêng, bố mẹ chỉ cần tạo cho con thói quen trước khi ngủ và để bé tự ngủ. Điều đó sẽ khiến bé tự lập, bố mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn và việc ngủ của bé sẽ trở nên dễ dàng hơn.

9. LUÔN XUẤT HIỆN NGAY KHI BÉ KHÓC

Em bé đang ngủ bỗng chợt tỉnh dậy khóc,điều này khiến bố mẹ trở nên bối rối luống cuống, bản năng làm mẹ lập tức sẽ sà vào ôm con dỗ dành,an ủi ngay lập tức. Sau khi loại trừ các khả năng có thể xảy ra như bé đói hay bè tè,ị,thì bố mẹ hãy cho bé một khoảng thời gian, để bé khóc giúp bé bình tĩnh lại rồi lúc đó mới đứng dậy an ủi bé. Điều đó sẽ khiến bé hiểu rằng cuối cùng bố mẹ sẽ đến và giúp bé yên tâm hơn.

10. BỐ MẸ KHÔNG CÙNG NHAU CHIA SẺ VỀ VIỆC CHĂM SÓC KHI CHO TRẺ NGỦ

Cả bố và mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi nấng và dạy dỗ trẻ. Ngay cả trong việc ngủ, bố mẹ cần phải thống nhất với nhau việc ngủ cũng như thời gian biểu của trẻ. Mục đích của việc rèn trẻ ngủ giúp trẻ rèn luyện thói quen tự ngủ và khiến bố mẹ cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Bố mẹ hãy cùng nhau nói chuyện, bàn bạc quyết định, phân chia ai sẽ là đánh thức bé dậy, ai sẽ là người nửa đêm dậy thay tã pha sữa cho con. Cùng nhau chia sẻ công việc, giúp đỡ nhau sẽ khiến nuôi con nhàn và thoải mái hơn rất nhiều đó,bố mẹ ạ!

 11. CHO TRẺ BÚ ĐÊM NHIỀU LẦN

Không có đứa trẻ nào là nói không với sữa. Các bà mẹ sau cả ngày chăm con mệt mỏi thường chọn giải pháp cho bé ngậm ti khi ngủ. Ngay cả khi bé thức dậy nhiều lần buổi đêm, mẹ cũng cho bé “ti” lại. Và trẻ thì luôn sẵn sàng, vì lúc nào sữa cũng có sẵn và chúng không biết cách từ chối, đúng không ạ? Nhưng điều này sẽ khiến trẻ bú lắt nhắt nhiều bữa và khiến cho giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng, gián đoạn. Việc ăn đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ mà còn ảnh hưởng đến các bữa ăn khác trong ngày của bé. Mẹ hãy ngừng làm việc này nhé để đảm bảo giấc ngủ cho con, cho trẻ ăn bữa trước khi ngủ thật no, nếu cần sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa, mẹ hãy đến tham khảo nhé.

12. GIỜ GIẤC TRẺ NGỦ THẤT THƯỜNG

Em bé mới sinh sẽ dành hầu hết thời gian để ngủ, để phát triển. Nhưng sẽ có những bé khó ngủ, ngủ xuyên ngày nhưng đêm lại thức, có những bé lại ngủ giấc ngủ ngày ngắn và chia nhiều lần ngủ..điều đó khiến bản thân bố mẹ rất mệt mỏi và khiến cho giấc ngủ của bé bị cản trở. Điều bố mẹ cần làm nhất lúc này là kiên nhẫn, kiên nhẫn rèn con ngủ, tạo cho trẻ thói quen khi ngủ và tiếp tục thực hiện điều đó đến khi thành công. Nếu từ bỏ,mọi việc sẽ quay trở lại như cũ. 

 Bố mẹ hãy nhớ rằng, thói quen ngủ lành mạnh sẽ tạo ra một em bé hạnh phúc. Hãy cùng nhau tạo cho bé môi trường ngủ an toàn, một giấc ngủ ngon giấc và cùng loại bỏ, điều chỉnh những thói quen xấu khi ngủ sẽ giúp trẻ có sức khỏe và sự phát triển toàn diện hơn. 

Tài liệu tham khảo: Parenting

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646