Loading Loading

DẠY CON THOÁT KHỎI NGUY CƠ BẮT CÓC NHỜ BÀI HỌC CẢNH GIÁC

DẠY CON THOÁT KHỎI NGUY CƠ BẮT CÓC NHỜ BÀI HỌC CẢNH GIÁC

🆘🆘 DẠY CON THOÁT KHỎI NGUY CƠ BẮT CÓC NHỜ BÀI HỌC CẢNH GIÁC 

Các kỹ năng mềm dành cho trẻ là cực kỳ quan trọng, để con biết lúc nào nên hay không nên đi theo người lạ, phải làm gì khi chẳng may bị lạc… cùng vô số những kỹ năng khác mà bố mẹ nhất định phải dạy cho con ngay từ khi còn nhỏ. 

Đi cùng với đó phải là sự lắng nghe và quan tâm từ gia đình khi thấy con có những dấu hiệu bất thường, để ý đến những cử chỉ hay hành động khác lạ của con để kịp thời can thiệp khi có những điều không hay xảy ra. 

💯💯 Trong bài viết này Mầm Nhỏ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bố mẹ chỉ cho con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

👉🏻 Với những bé 2 - 3 tuổi không thể phân biệt người lạ nào là vô hại và người lạ nào cần phải cảnh giác. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu dạy bé cần giữ khoảng cách an toàn với người lạ bằng cách đưa cho bé những gợi ý phù hợp khi đối phó với người mình không quen biết.

👉🏻 Đến 4 tuổi, bé đã hiểu sâu sắc hơn về người lạ và bạn có thể tiếp tục dạy bé làm thế nào để giữ an toàn cho bản thân. Tất nhiên, bé vẫn còn quá non nớt nếu bạn để lại bé một mình giữa đám đông bởi bé chưa đủ khả năng nhận thức và phán đoán tốt.

Khi bạn bắt đầu nói về người lạ với con, đừng hù dọa bé bằng những vụ giật gân như bắt cóc, giết người mà bạn biết trên các phương tiện truyền thông. Có thể mối bận tâm của bạn là có cơ sở nhưng đừng làm cho bé hoảng hốt.

🔴 1. Không tiết lộ tên trẻ trên vật dụng cá nhân
Đừng gắn bảng tên vào balo của con hay viết tên con lên hộp cơm trưa bởi người lạ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin cá nhân theo cách đó. Khi nói chuyện với một đứa trẻ bằng tên của chúng, người lạ dễ chiếm sự tin tưởng của trẻ và dẫn đến các hành động nguy hiểm khác. Tốt hơn hết, bạn nên viết số điện thoại của mình để được liên hệ khi bị mất.

🔴 2. Chạy theo hướng ngược lại với ôtô
Chúng ta dạy trẻ không bước lên ôtô với người lạ, điều đó rất quan trọng. Nhưng trẻ nên học thêm một quy tắc nữa. Nếu một chiếc xe tiến gần hoặc bắt đầu đi theo và những người bên trong xe cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ, hãy chạy nhanh theo hướng ngược lại với chuyển động của xe. Điều này sẽ giúp trẻ "câu giờ" để tìm kiếm sự giúp đỡ.

🔴 3. Sáng tạo mật khẩu gia đình
Nếu ai đó nói với trẻ "Đi với cô nào. Cô sẽ đưa cháu đến chỗ bố mẹ!". Điều đầu tiên trẻ nên làm là hỏi người lạ: "Tên bố mẹ cháu là gì? Mật khẩu của gia đình cháu là gì?". Hãy sáng tạo ra một cụm từ chỉ gia đình biết và dặn con học thuộc cho những tình huống khẩn cấp.

🔴 4. Có thẻ an toàn trong túi
Cho bé một thẻ an toàn trong túi: thẻ ghi tất cả các thông tin cần thiết, bỏ vào túi của bé đề phòng bé bị lạc. Đồng thời dạy bé học tên đầy đủ của bé, của cha mẹ, cộng với địa chỉ và số điện thoại nhà.

🔴 5. Cài ứng dụng theo dõi
Nhờ công nghệ ngày càng tiên tiến, bạn có thể dễ dàng giám sát vị trí của trẻ và mức pin điện thoại của chúng bằng cách tải ứng dụng phù hợp.

🔴 6. Hét lên "Tôi không biết ông ấy!"
Hãy dặn trẻ rằng khi bị người lạ lôi đi, cư xử khiếm nhã sẽ có ích hơn. Trẻ có thể cắn, đá hay hét lên để thu hút sự chú ý của mọi người bằng bất cứ giá nào.

🔴 7. Ngừng cuộc trò chuyện và giữ khoảng cách
Trẻ cần biết không bắt buộc phải nói chuyện với người lạ. Do đó, nếu cuộc trò chuyện kéo dài hơn 5-7 giây, tốt nhất hãy rời khỏi đó và đi đến một địa điểm an toàn. Trong suốt cuộc trò chuyện, trẻ nên đứng ở một khoảng cách nhất định, nếu người lạ mặt cố gắng xích lại gần hơn, hãy bước lùi lại. Bố mẹ nên thực hành tình huống này với trẻ để chỉ rõ khoảng cách cần thiết.

🔴 8. Tránh đi chung thang máy với người lạ
Bạn nên dạy con đứng đợi thang máy bằng cách dựa lưng vào tường để có thể nhìn thấy bất cứ ai đến gần. Nếu là người lạ hoặc ít quen biết với gia đình, trẻ có thể nghĩ ra mọi lý do để không đi thang máy với người đó. Lựa chọn tốt nhất là giả vờ quên thứ gì đó, đi kiểm tra hộp thư hay cho biết đang đợi bố mẹ. Nếu người lạ tiếp tục rủ vào chung thang máy, trẻ nên trả lời lịch sự "Bố mẹ cháu dặn chỉ nên đi thang máy một mình hoặc với hàng xóm thôi". Khi bị kéo vào trong thang máy, trẻ cần cắn và hét lên cho tới khi có người lớn xuất hiện.

🔴 9. Không để người lạ biết bố mẹ không có nhà
Nếu có người gõ cửa hoặc bấm chuông, nhưng không nhìn thấy ai qua lỗ ở cửa hay không ai trả lời khi được hỏi "Ai đó?", trẻ nhất định không được mở cửa dù chỉ vì tò mò xem chuyện gì đang xảy ra. Ngoài ra, trẻ không được cho người lạ biết bố mẹ không có nhà, ngay cả khi người lạ nói là bạn của họ hay thợ sửa ống nước. Nếu người lạ rất dai dẳng và bắt đầu cố gắng đột nhập vào nhà, trẻ phải cùng lúc gọi cho bố mẹ và hàng xóm.

Hy vọng với những gợi ý trên đây, bố mẹ có thể dạy cho trẻ những bài học bổ ích để luôn giữ được an toàn cho mình nhé! 👌🏻👌🏻

Nguồn tham khảo: https://www.parents.com/kids/safety/stranger-safety/talking-to-kids-teens-about-safety-abduction/

Bài viết liên quan

 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

Mẹ và bé

💡 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ❓❓Trí tưởng tượng có sức ảnh hưở
Xem chi tiết
LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

Mẹ và bé

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN 🆘
Xem chi tiết
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

Mẹ và bé

✌ Bố mẹ có biết mặc quần áo cũng là một trong những kỹ năng quan trọng với các bạn nhỏ,
Xem chi tiết
8 CÁCH ĐỂ GIÚP TRẺ SỐNG TÍCH CỰC HƠN

8 CÁCH ĐỂ GIÚP TRẺ SỐNG TÍCH CỰC HƠN

Mẹ và bé

Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy những điều tích cực, đặc
Xem chi tiết
0946 626 646