Loading Loading

LY HÔN? NUÔI DẠY CON SAU ĐÓ RA SAO?

LY HÔN? NUÔI DẠY CON SAU ĐÓ RA SAO?
 
Trẻ thường nghĩ bố mẹ li hôn là do lỗi của chúng, nếu chúng ngoan thì bố mẹ đã không bỏ nhau. Và bố mẹ lại thường "xí xóa" cho những hành động xấu của con là do bố mẹ li hôn nên con mới thế. Và một số trẻ lại có xu hướng trượt dài...
Ly hôn là chuyện không ai muốn. Nếu điều đó xảy ra, hãy cố gắng hạn chế tiêu cực đến trẻ. Bài viết này trích từ cuốn "Nuôi con bằng Yêu thương, Dạy con bằng Lý trí"
Khi ly hôn, những người bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ có chồng và vợ. Trẻ cũng phải chịu đựng rất nhiều.
Chúng có thể phải trải qua việc tâm trạng bị thay đổi liên tục, nhạy cảm khi bị tác động, bị bỏ rơi (đối với trẻ nhỏ), quá hiếu động (với trẻ đang đi học), phản kháng (với vị thành niên), các vấn đề liên quan đến việc học tập như xao nhãng, thiếu hứng thú và lười biếng. Những hành vi này là hết sức bình thường vì nó diễn ra trong lúc trẻ cảm thấy buồn bã, chán nản. Để giúp đỡ con vượt qua giai đoạn này một cách hiệu quả nhất, cha mẹ đã ly dị hoặc đang tiến hành thủ tục ly dị hãy thử áp dụng mười hướng dẫn dưới đây. (Hãy nhớ rằng dường như không có cách nào để trẻ nghĩ ly hôn là việc tốt. Trong mắt chúng, đó như là một thảm họa. Những hướng dẫn này có thể khiến tình hình đỡ tồi tệ hơn.)
Chỉ dẫn thứ nhất: Hy vọng trẻ có thể vượt qua việc ly dị cũng như cách mà những người lớn vượt qua nó. Nếu cha mẹ luôn cảm thấy cay đắng, giận dữ và không muốn trò chuyện nữa, trẻ có thể cũng hành xử như vậy.
Chỉ dẫn thứ hai: Hãy để cho trẻ biết rằng ly hôn không phải lỗi của chúng. Người lớn chúng ta đều biết trẻ hiếm khi trở thành nguyên nhân của các vụ ly hôn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể nghĩ rằng, nếu chúng là một đứa con tốt, cha mẹ chúng sẽ không ly dị. Người mẹ có thể nói, “Issac, con có biết rằng một số người từng là bạn tốt của nhau nhưng sau đó chúng quyết định không chơi với nhau nữa. Ừ, đó là những gì xảy ra với bố và mẹ. Nhưng bố mẹ vẫn rất yêu con.”
Chỉ dẫn thứ ba: Hãy trung thực về những cảm xúc và quan điểm của mình. Cha mẹ không cần phải tâm sự quá chi tiết với con về cách họ cảm nhận về bạn đời cũ và lý do ly hôn. Tuy nhiên, tuyệt đối không nói xấu người còn lại vì việc đó luôn phản tác dụng.
Chỉ dẫn thứ tư: Thấu hiểu hành vi sai trái của trẻ nhưng không biện hộ cho chúng. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình, nhưng sau đó là đưa ra hậu quả đối với hành vi sai trái. Cha mẹ không bao giờ nên chịu đựng sự thiếu tôn trọng ở trẻ trong bất kì trường hợp nào.
Chỉ dẫn thứ năm: Tìm cho trẻ một số người sẵn sàng giúp đỡ. Trẻ cần một ai đó bên ngoài gia đình để nói chuyện, đó có thể là giáo viên, bạn bè cùng trang lứa, hoặc bạn bè của gia đình.
Chỉ dẫn thứ sáu: Tư vấn sau ly hôn có thể giúp ích cho cha mẹ và trẻ. Khi hai vợ chồng đã mất niềm tin vào nhau và không thể giao tiếp, việc nhờ tư vấn luôn hữu ích, đặc biệt khi cả hai vợ chồng thực sự muốn cải thiện tình hình.
Chỉ dẫn thứ bảy: Không sử dụng trẻ để lấy thông tin. Trong mọi trường hợp, bạn đều nên kiềm chế bản thân tối đa để tránh hỏi trẻ những điều liên quan đến bạn đời của bạn. Tẻ đôi khi có thể cung cấp cho cha mẹ thông tin mà bạn cần. Chúng có thể hiểu cha mẹ đang tìm kiếm điều gì. Nếu một người mẹ đang tìm kiếm bằng chứng rằng chồng mình phản bội, những đứa trẻ cũng có thể bị ý muốn đó đầu độc.
Chỉ dẫn thứ tám: Trực tiếp xử lí các vấn đề với người bạn đời cũ.Việc thông điệp đến bạn đời cũ thông qua những đứa trẻ không bao giờ là khôn ngoan. Nếu bạn muốn người đó biết điều gì, hãy liên hệ trực tiếp với họ.
Chỉ dẫn thứ chín: Trẻ cần “mẹ” và “bố”. Nếu bạn tái hôn, tốt nhất nên khuyến khích trẻ gọi cha mẹ kế là “Mẹ” và “Bố”. Trẻ sẽ không quên cha mẹ “đẻ” của chúng. Điều quan trọng là để cho trẻ lựa chọn chứ không ép buộc. Foster nhớ lại trong một lần cố vấn trước đây khi một đứa trẻ bày tỏ: “Con luôn muốn gọi Susan là “Mẹ” nhưng con không chắc chắn cô ấy muốn con làm thế.” Việc xưng hô như thế nào trong gia đình ít nhất cũng nên được thảo luận.
Chỉ dẫn thứ mười: Trong trường hợp tái hôn, cha mẹ đẻ phải hoàn toàn ủng hộ cha mẹ kế trong việc giáo dục và kỷ luật con. Phụ huynh phải để cho các con biết rằng người nuôi dưỡng mới của chúng sẽ gắn bó với mình suốt đời.
Hiện nay, tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng. Mặc dù điều này rất đáng tiếc nhưng ta cần phải đối mặt với nó một cách trung thực và xem nó như cơ hội để giúp trẻ phát triển kỹ năng xử lí vấn đề. Đôi khi cha mẹ quá lo lắng về việc khi nào nên nói với trẻ về cuộc ly hôn sắp tới, nhưng điều này gần như không quan trọng bằng việc nên nói với trẻ như thế nào.
Những lời xin lỗi đưa ra quá nhiều sẽ phản tác dụng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều trẻ lợi dụng việc người lớn cảm thấy tội lỗi. Một người bố hay mẹ với giọng điệu tội lỗi không biết họ đã truyền đạt đến con mình rằng, “Nếu không phải vì chuyện ly hôn, con sẽ không cư xử như vậy, vì vậy con có lý do để phàn nàn, cư xử thiếu tôn trọng và không đúng đắn.” Thay vào đó, bậc cha mẹ Tình yêu và Lý trí sẽ không bào chữa quá nhiều.
Khi nói chuyện với trẻ về việc ly hôn, chúng ta có thể làm theo người mẹ khuyên cô con gái Courtney của mình trong ví dụ sau.
MẸ: "Courtney, con nghĩ là việc ly hôn sẽ ảnh hưởng đến con hay con sẽ không bị tác động gì? "
COURTNEY: "Con nghĩ nó khá tồi tệ."
MẸ: "Tại sao vậy?"
COURTNEY: "Con không muốn mẹ ly hôn với bố."
MẸ: "Nhưng con biết là bố mẹ luôn cãi nhau mà”
COURTNEY: "Vâng, nhưng con luôn cố gắng ngoan, để bố mẹ không cãi nhau."
MẸ: "Con có nghĩ rằng bố mẹ cãi nhau vì con không ngoan, hay vì thứ khác? "
COURTNEY: "Con không biết."
MẸ: “Ừ, mẹ muốn con biết rằng bố và mẹ cãi nhau rất nhiều, nhưng hầu hết những vụ tranh cãi đó không liên quan tới con. Bố mẹ sẽ ly dị ngay cả khi không có con cái gì. Con biết không, cuộc ly hôn này khiến mẹ rất bối rối "
COURTNEY: "Con không muốn mẹ buồn."
MẸ: "Ừ, mẹ không buồn đâu, con yêu. Mẹ từng nghĩ mình sẽ sống với bố con cho đến cuối đời. Nhưng chắc chắn rằng con vẫn sẽ gặp bố rất nhiều, vì vậy con đừng nên buồn chỉ vì mẹ buồn. Con hãy tự quyết định xem mình nên cảm thấy thế nào. "
Cha mẹ ly hôn nên gửi cho trẻ một thông điệp như sau: “Việc này sẽ không phá hỏng cuộc sống của con. Cha mẹ biết con có thể xử lý nó. Có thể khó khăn, nhưng chúng ta sẽ ổn thôi.” Những đứa trẻ sẽ trải qua việc này dễ dàng hơn nhiều nếu cha mẹ luôn tỏ ra tích cực.
Trích sách: “Nuôi con bằng Yêu thương – Dạy con bằng Lý trí” do Founder của Mầm Nhỏ, chị Trang Minh Nguyễn dịch. Sách có bán tại tất cả các hiệu sách hoặc bán online trên Tiki, Vinabook, Fahasa…

Bài viết liên quan

 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

Mẹ và bé

💡 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ❓❓Trí tưởng tượng có sức ảnh hưở
Xem chi tiết
LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

Mẹ và bé

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN 🆘
Xem chi tiết
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

Mẹ và bé

✌ Bố mẹ có biết mặc quần áo cũng là một trong những kỹ năng quan trọng với các bạn nhỏ,
Xem chi tiết
0946 626 646