Loading Loading

NUÔI DƯỠNG SỰ TỰ TIN VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC CHO TRẺ

NUÔI DƯỠNG SỰ TỰ TIN VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC CHO TRẺ
 
1. ĐỪNG NÔN NÓNG VÀ KÌ VỌNG VÀO SỰ TỰ TIN CỦA CON TỪ QUÁ NHỎ
Từng có phụ huynh băn khoăn về việc em bé 4 tuổi của bố mẹ chưa thể hiện được sự tự tin ra bên ngoài như bố mẹ kì vọng và bạn ấy chưa thể hiện được đúng năng lực của mình. Chúng mình chia sẻ rằng 4 tuổi hãy còn quá sớm để bố mẹ kì vọng vào sự tự tin như cách bố mẹ mong muốn ở con mình, rằng con phải nói năng trôi chảy, gặp người lạ phải chào chứ không phải im lặng hay lí nhí, có trò chơi phải xông pha bạo dạn....
Con chưa thể hiện đúng với khả năng của mình, đơn giản vì con chưa có đủ thời gian để xây dựng niềm tin vào chính mình mà thôi.
Và sự tin tưởng của bố mẹ dành cho con cũng chưa đủ để giúp con tin vào chính mình.
bố mẹ hãy thực hiện những nguyên tắc: bao dung-thừa nhận-kiên nhẫn và đừng gây áp lực, đừng thúc ép, hãy tin tưởng vào cảm xúc của con và khả năng của con, đến thời điểm nhất định con sẽ thể hiện khi nội tâm con đã tràn đầy tự tin.
Chúng mình hãy nhớ đến quy tắc nuôi dưỡng một mầm cây, hay một cây tre, trong 4 năm đầu đời không thể nhìn thấy sự phát triển nào, nhưng sau 5 năm thì lớn lên vùn vụt từng ngày.
2. BỐ MẸ ĐÃ ĐỦ TỰ TIN VỚI CON CHƯA?
"Trẻ rất cần cha mẹ thể hiện sự tin tưởng, động viên vượt qua khó khăn. Trẻ con mạnh mẽ hơn cha mẹ nghĩ rất nhiều. Vì chưa giỏi điều chỉnh cảm xúc và khóc là cách dễ nhất nên con mới rơi nước mắt. Phải trải qua rất nhiều trải nghiệm như thế, đứa trẻ mới ngày một mạnh mẽ, trưởng thành".
(cuốn Kỉ luật mềm của trái tim)
Câu chuyện của một cô giáo dạy bơi, cực kì kiên nhẫn khi dạy các bạn nhỏ bơi. Chính nhờ việc cả bố mẹ và cô đều kiên trì, tin tưởng, và giúp con biết cách vượt qua những rào cản của bản thân mỗi khi đối diện khó khăn, thậm chí cả nước mắt, đã giúp con tự tin vào bản thân mình.
Cô giáo kể là đi dạy bơi cho các bạn nhỏ, đa số các bạn đều phải đối diện với nỗi sợ của mình, bạn nào cũng cố gắng đưa ra đủ lí do để từ chối không tiếp tục cố gắng, nào là con bị đau bụng, con mệt,...bố mẹ đi theo thì nghĩ tội nghiệp con (vì có mỗi mụn con vàng con bạc, không bơi bây giừo thì sau học cũng được), nên lại xót con thôi cô cho con nghỉ, và thế là chúng ta lại tiếp tục kéo con đi xuống, mà không đủ kiên nhẫn, tin tưởng vào khả năng của con, để giúp con vượt qua giới hạn để chiến thắng bản thân.
Cứ như vậy, mỗi khó khăn nhỏ con lại chùn bước sẽ tích tụ thành tư duy và thói quen lớn khi con lớn lên.
3. HÃY CÙNG CON CHINH PHỤC TỪNG NẤC THANG NHỎ
Nếu chúng mình muốn con học đàn nhưng con không chịu học, ta cũng không nên ép con, vì bạn chỉ có thể kéo con bò đến bờ sông chứ không bắt nó uống nước sông được nếu nó không thích.
Chúng ta chia quá trình thành từng nấc thang nhỏ. Đầu tiên là để con học bơi, và qua quá trình con học bơi rồi biết bơi con đã rất tự tin vào bản thân. Đi đâu con cũng tự hào khoe về điều đó. Khi nói chuyện bố mẹ đều lồng ghép vào là đấy con đã vượt qua được thử thách đầu tiên, từ sợ nước mà con bơi được giỏi thế mà.
Tiếp đến con đi học chơi cầu lông cùng bố mẹ. Con cũng thấy mình làm được, và rất hào hứng.
Bố mẹ lại khích lệ, đấy con lại làm được nhờ con cố gắng. Bây giờ mình cần chinh phục nấc cao hơn là học Piano. Bởi học Piano sẽ đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều. Hồi trước con thử rồi bỏ dở mà. Bây giờ con có muốn thử sức lại không? Mẹ cũng sẽ học cùng con.
Hành trình tiếp theo sẽ là giúp con chinh phục Piano.
Việc chia sẻ từng thử thách và để con nhìn thấy được kết quả của sự nỗ lực, chính là một bài học cực kì quan trọng giúp con hình thành sự tự tin từ nội tâm, và hình thành tư duy tích cực.
Hi vọng chia sẻ trên sẽ hữu ích với bố mẹ.
Trong mọi môn học chúng ta đều có thể áp dụng theo cách thức này và sẽ nhận được niềm vui từ sự cố gắng mỗi ngày của con, chứ không phải là hết quả cao siêu hay thành tích gì con đã đạt được. Trồng cây mình cứ đợi 5 năm mới có qủa. Trồng người chắc ít nhất 25-30 năm bố mẹ nhỉ.
Tác giả bài viết: Dr Nguyễn Thị Thu (Aki Nguyễn)
Cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu - Aki Nguyễn về nội dung bài viết rất hay và thiết thực. Chị cũng chính là tác giả cuốn sách "Kỷ luật mềm của trái tim" và dịch giả của cuốn "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" mà Mầm Nhỏ đã từng giới thiệu đấy

Bài viết liên quan

 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

Mẹ và bé

💡 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ❓❓Trí tưởng tượng có sức ảnh hưở
Xem chi tiết
LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

Mẹ và bé

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN 🆘
Xem chi tiết
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

Mẹ và bé

✌ Bố mẹ có biết mặc quần áo cũng là một trong những kỹ năng quan trọng với các bạn nhỏ,
Xem chi tiết
0946 626 646