Loading Loading

Hãy cùng nuôi dạy những em bé hạnh phúc… Bằng cách đừng tước đi quyền làm bố của các ông bố

Hãy cùng nuôi dạy những em bé hạnh phúc… Bằng cách đừng tước đi quyền làm bố của các ông bố
 
Hồi xưa, các ông, các bố ra trận, hoặc đi làm ăn xa, một mình các mẹ các bà ở nhà sinh con, nuôi con nên người. Những đứa trẻ lớn lên với bố chỉ gặp vài lần.
Bây giờ nhìn quanh cũng rất nhiều những gia đình như thế, có khác chăng chỉ là các ông bố không đi làm ăn xa, không đánh trận nhưng đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, rồi còn nhậu nhẹt bạn bè, còn bia bọt… Rồi có những clip khi ở nhà mẹ làm đủ thứ việc nhà, kể rõ nỗi vất vả của phụ nữ việc được share nhiều kinh khủng, chứng tỏ cảnh ấy thường gặp ở rất nhiều gia đình. Những ông bố chỉ kiếm tiền, chỉ làm việc lớn, không làm việc nhà, chơi với con còn mệt hơn đi làm, không thể trông nổi con nếu vợ vắng nhà một tiếng liệu có khác gì những ông bố đi đánh trận, đi làm ăn xa ngày xưa? Các bà mẹ như thế thì có khác gì các bà mẹ một mình nuôi con ngày xưa?
Có thể các mẹ biết hoặc không những đứa trẻ lớn lên bằng cách quan sát và bắt chước bố mẹ. Những em bé gái sẽ có xu hướng giống như mẫu hình mẹ mình và tìm kiếm người đàn ông như bố mình còn những em bé trai có xu hướng giống mẫu người đàn ông như bố. Chúng ta có muốn con gái chúng ta sau này lại tiếp tục đi làm, về nhà một mình quần quật với việc nhà và xem việc chồng mình không làm việc nhà, không tham gia vào nuôi dạy con là chuyện đương nhiên không? Chúng ta có muốn con trai chúng ta sau này cũng thành người vô hình trong nhà và phó mặc hết cho vợ như thế không?
Trước năm 3 tuổi trẻ sẽ có xu hướng quấn quít với mẹ nhiều hơn nhưng sau năm 3 tuổi sẽ quấn quít với bố nhiều hơn.Bởi vì các bố sẽ có nhiều trò chơi sáng tạo hơn, các bố sẽ không lo lắng nhiều như các mẹ mà cho con thử nhiều trò mạo hiểm hơn, bởi vì chơi với các bố chất hơn hẳn chơi với mẹ và chúng học được sự dũng cảm, yêu thương và che chở người khác. Nhưng rất nhiều trẻ sau 3 tuổi vẫn chỉ chơi với mẹ vì mẹ đã tước hết quyền cho con và bố gần nhau rồi.
Các mẹ thường có khái niệm “cải tạo” các bố nhưng thực ra bản thân các bố rất muốn chia sẻ mà toàn bị các mẹ tước quyền từ sớm. Ngoại trừ những ông bố không thể thay đổi vì đã ăn sâu tư tưởng “bố hờ” (và đời rất nhiều khả năng sẽ thay ông bố ấy) thì hầu hết các bố đều có thể thay đổi, vấn đề là các mẹ phải chịu trả lại quyền với một chút khéo léo không mà thôi? ❤
💟Hãy trả lại cho các ông bố quyền được thay tã cho con, được tắm cho con, được bế con, được giặt quần áo cho con, được dọn những đống bừa bộn do con bày ra… Vì đó là khi các ông bố cảm thấy mình được kết nối, gần gũi với con,chiều chuộng con, yêu thương con. Yêu thương rất cần gần gũi và thể hiện bằng lời nói và hành động. Con là con chung mà, nhiều mẹ cứ tước mất quyền được bế con, gần con, được chiều con của các ông bố, sau đó lại phàn nàn sao các bố không chịu chơi với con, con không theo bố, bố không dỗ được con? Cái gì cũng cần học và cần thời gian để bồi đắp, các mẹ tước hết cơ hội thì các bố học thế nào? Cứ bảo “Ôi con thích anh bế này, cái mặt thấy bố hớn ghét chưa?” “Đồ đểu, mẹ ở nhà cảngày mà cứ thờ ơ, thấy bố về là tớn lên đòi bố tắm để chơi” xem có bố nào từ chối gần con không nào?
💟Hãy trả lại cho các ông bố quyền được trông con, vào cuối tuần hoặc khi vợ bận, vợ đi vắng. Bởi vì đó là khoảng thời gian riêng cho bố con được làm nhà lộn tùng phèo lên, tận hưởng những thú vui riêng của bố con mà khỏi cần bận tâm mẹ sẽ can ngăn mà. Các mẹ yên tâm, các con sẽ học được khối thứ hay ho từ đấy, ít nhất cũng được kĩ năng thích nghi khi ở với bố thế nào, ở với mẹ thế nào. Hậu quả thì cùng xử lí, những giây phút và kỉ niệm là quan trọng nhất đúng không, mẹ cứ cằn nhằn làm sao lần sau 2 bố con dám phá cách? Nhưng nhớ cho bố được thỏa mãn thời gian riêng và thú vui riêng để cân bằng nhé.
💟Hãy trả lại cho các ông bố quyền được tự xử lí những vấn đề của con, khi con ăn vạ, khi con khóc nhè, khi con không hợp tác, khi con đòi cái này cái kia… Bởi vì kĩ năng của các bố còn cao hơn các mẹ, các bố có thể dẹp yên những cuộc chiến dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều, tại sao các mẹ cứ đánh giá thấp và không cho các bố quyền được thể hiện, chỉ để bố đóng vai ác: ""Về mách bố". Các mẹ có thể yên tâm giao con cho bố xử lí chỉ cần nói chuyện và thống nhất trước các nguyên tắc, thi thoảng tag bố và rủ bố cùng đọc những bài viết về nuôi dạy con mà mẹ tâm đắc để cùng quan điểm thôi. Mà không thì các bố cũng tự quan sát cách mẹ xử lí con hàng ngày và hiểu rồi, chỉ là thể hiện sẽ khác một chút mà thôi.
💟Hãy trả lại cho các ông bố quyền được làm chỗ dựa cho vợ con bằng việc đi ra ngoài sẽ xách đồ, bế con vì đó là việc nặng “tay em yếu lắm không làm được”, ở nhà việc gì khó thì bố sẽ làm vì “mấy cái này em chả biết gì đâu”, trông con khi ra ngoài vì “con đòi anh kìa, chả chịu theo mẹ gì cả”, làm cái này cái kia vì “em phải trông con rồi, anh hộ em với”… Và sau đó các mẹ nhớ san sẻ và cảm ơn, ghi nhận các bố nhé “hôm nay mà không có bố đưa đi không biết 2 mẹ con đánh vật đến bao giờ”.
💟Hãy trả cho các ông bố quyền được làm việc nhà, đó là quyền của bố khi được là một thành viên trong gia đình để cảm nhận mình đóng góp cho gia đình, dù bố là người kiếm tiền chính. Mẹ nấu cơm, bố sẽ rửa bát, mẹ dọn nhà, bố sẽ phơi quần áo… Làm việc nhà, lao động chân tay một chút sau khi đi làm cả ngày là cách để thư giãn, xả streess hiệu quả, thỏa mãn cảm giác được gần gũi, chăm lo cho mọi người trong gia đình, nhà của mình mà các mẹ thường tước mất của các bố với mấy câu cằn nhằn: “Sao anh lại làm thế? Anh phải làm thế này thế kia?” “Anh cứ để đấy em làm cho” Các mẹ cứ thử bảo “Anh cứ rửa bát đi, việc ôm anh cứ để em lo”, “Bố vừa đi làm vừa vềnhà làm siêu nhân, mẹ con mình ai cũng yêu bố nhỉ?”, “Em lau nhà sẽ còng lưng xấu lắm, anh lau nhà để vợ xinh nhé” rồi cứ kệ kết quả thôi, ai làm nhiều mà chả sẽ chuyên nghiệp hơn?
Các mẹ tước quyền nào của các ông bố nữa không,mách nước để chúng mình tổng kết nốt?

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646